Tiêm filler môi bị cứng – Nguyên nhân và Cách khắc phục hiệu quả


Tiêm filler môi là phương pháp làm đẹp được nhiều chị em lựa chọn để sở hữu đôi môi căng mọng, quyến rũ. Đây là phương pháp được đánh giá khá an toàn, không cần động chạm đến dao kéo. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tiêm filler môi bị cứng, khiến phái đẹp cảm thấy hoang mang, lo lắng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục như thế nào?

Tiêm filler môi là phương pháp làm đẹp được nhiều chị em ưa chuộng
Tiêm filler môi là phương pháp làm đẹp được nhiều chị em ưa chuộng

Filler còn được gọi là chất làm đầy, là hợp chất có cấu tạo từ axit hyaluronic – một chất có thành phần gần giống với chất tự nhiên ở trong cơ thể. Do đó, khi tiêm filler vào cơ thể sẽ thích ứng nhanh chóng, không gây nên bất kỳ ảnh hưởng hay biến chứng nào.

Khi thực hiện tiêm filler môi, bác sĩ sẽ sử dụng kim tiêm với mũi kim siêu nhỏ để tiêm một lượng filler nhất định vào vùng môi, không cần động chạm đến dao kéo, không cần phải tiến hành phẫu thuật. Đây là phương pháp nhẹ nhàng, nhanh chóng, giúp chị em biến làn môi mỏng sang đầy đặn, căng mọng và đầy quyến rũ.

Nguyên nhân tiêm filler môi bị cứng

Môi là vùng chứa rất nhiều mạch máu, vì thế nên việc tiêm filler môi sẽ có tỷ lệ rủi ro cao hơn so với các bộ phận khác trên gương mặt. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến tiêm filler môi bị cứng thường gặp:

Sử dụng filler kém chất lượng 

Chất lượng filler ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả và độ an toàn của quá trình tiêm filler môi. Nếu bạn sử dụng filler chính hãng, có chất lượng cao thì sẽ không gây nên biến chứng và đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng filler giả, kém chất lượng, chứa nhiều hóa chất độc hại hoặc silicon dạng lỏng, không thân thiện với cơ thể thì ngay lập tức sẽ gặp phải các hiện tượng như: môi bị cứng, vón cục, sưng nề, mất cảm giác,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thẩm mỹ.

Biến chứng khi sử dụng filler kém chất lượng
Biến chứng khi sử dụng filler kém chất lượng

Chính vì thế, nếu không muốn tiêm filler môi bị cứng hay gặp phải những biến chứng không mong muốn, bạn phải lựa chọn filler có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ công nhận và được Bộ Y tế cho phép nhập khẩu, lưu hành tại Việt Nam.

Tiêm filler quá liều lượng cho phép

Hiện nay có rất nhiều loại filler. Mỗi loại filler sẽ phù hợp với từng mục đích khác nhau, từ đó liều lượng và độ nông sâu cũng khác nhau. Trường hợp tiêm filler quá liều lượng cho phép sẽ khiến cho môi bị căng cứng, sưng phồng.

Tiêm filler không đúng kỹ thuật

Bác sĩ là yếu tố rất quan trọng quyết định đến kết quả tiêm filler môi. Để đảm bảo mang lại đôi môi đầy đặn, căng mọng như ý muốn thì bác sĩ phải là người có trình độ chuyên môn cao, am hiểu tường tận các mô cơ trên mặt và môi, đồng thời xác định chính xác vị trí cần tiêm và thực hiện nắn chỉnh dáng môi đẹp tự nhiên nhất.

Nếu bạn thực hiện tiêm filler môi ở địa chỉ không đảm bảo uy tín thì có thể gặp phải các bác sĩ tay nghề còn non kém, không đủ kinh nghiệm, dẫn đến tình trạng tiêm nhầm vào mạch máu ở môi, làm cho máu đông tích tụ và khiến vùng này bị căng cứng. Bên cạnh đó, nếu tiêm quá sâu hoặc tiêm nhầm vào dây thần kinh trong môi, có thể khiến môi bị tê liệt, hoại tử.

Tiêm filler môi đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao
Tiêm filler môi đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao

Tiêm filler môi bị cứng nên làm gì?

Ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường sau khi tiêm filler như tình trạng tiêm filler môi bị cứng thì bạn hãy tìm đến ngay với địa chỉ thẩm mỹ uy tín. Tại đây, các bác sĩ sẽ được ra giải pháp khắc phục phù hợp cho tình trạng cụ thể của bạn.

Xem xét tình trạng

  • Nếu môi chỉ bị căng cứng nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc giúp làm mềm môi và giúp môi trở lại bình thường.
  • Nếu môi bị căng cứng, sưng đau nhiều thì bác sĩ có thể rút filler môi bằng chất hyaluronidase – đây là một loại enzyme có khả năng hòa tan chất axit hyaluronic (chất tạo thành filler), giúp môi trở lại với trạng thái ban đầu.
  • Nếu sau khi tiêm filler môi xuất hiện cục u có hại cho sức khỏe, bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu cắt bỏ khối u.
Nên tìm đến bác sĩ để khắc phục biến chứng sau khi tiêm filler
Nên tìm đến bác sĩ để khắc phục biến chứng sau khi tiêm filler

Chế độ chăm sóc

  • Tránh việc sờ nắn, tác động lên vùng môi vừa tiêm filler, đồng thời không vận động mạnh trong vòng 2 tuần sau khi tiêm filler để tránh tình trạng filler không được định hình đúng như mong muốn và khiến cho môi bị sưng lâu ngày.
  • Bảo vệ môi khỏi tác động của ánh nắng mặt trời, không đến những nơi có nhiệt độ cao như phòng xông hơi, bởi hơi nóng co thể khiến filler bị tan ra khi chưa được tạo thành.
Bảo vệ môi khỏi tác động của ánh nắng mặt trời bằng cách đeo khẩu trang
Bảo vệ môi khỏi tác động của ánh nắng mặt trời bằng cách đeo khẩu trang
  • Bổ sung nhiều nước để tăng cường độ ẩm, giúp môi hồi phục nhanh hơn và nâng cao hiệu quả làm đẹp.
  • Tránh ăn những loại thực phẩm ảnh hưởng đến quá trình lành thương, khiến môi dễ bị sưng tấy, mưng mủ như: thịt bò, thịt gà, hải sản, rau muống, xôi nếp,…
  • Hạn chế thức khuya và sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…

Kiến Thức Môi Má hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có thể biết được nguyên nhân tại sao tiêm filler môi bị cứng. Nên nhớ đừng chờ đợi khiến tình trạng thêm phức tạp mà hãy liên hệ ngay đến bác sĩ giỏi để được khắc phục kịp thời bạn nhé!

Bài viết liên quan:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan