Nguyên nhân và cách chữa sưng mí mắt tại nhà hiệu quả


Sưng mí mắt trên thường là biểu hiện của các mô liên kết xung quanh vùng da mắt đã bị viêm nhiễm, ứ dịch. Tình trạng này có thể khiến người bệnh sưng đau, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe cũng như thẩm mỹ của gương mặt.

Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa mí mắt trên tại nhà nhé!

Nhận biết mí mắt bị sưng như thế nào?

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân và cách trị sưng mí mắt, bạn nên hiểu rõ những điều sau đây. Thông thường, những trường hợp sưng mí mắt có thể là báo hiệu cho các vấn đề liên quan đến sức khỏe như dị ứng, nhiễm trùng. Không những gây nhiều đau nhức, bạn còn có thể kèm theo những dấu hiệu sau:

  • Ngứa ngáy vùng mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng và có dấu hiệu thường xuyên chảy nước mắt
  • Mắt sưng nặng gây cản trở tầm nhìn
  • Mí mắt bị sưng đỏ
  • Mắt bị chảy dịch
  • Vùng da mí mắt bị khô, có hiện tượng bong vảy.
Sưng mí mắt còn có nhiều dấu hiệu khác kèm theo
Sưng mí mắt còn có nhiều dấu hiệu khác kèm theo

Thông thường, mí mắt sẽ hết sưng sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu như bạn cảm thấy sưng đau dữ dội, không có dấu hiệu thuyên giảm sau vài ngày hoặc có những dấu hiệu đáng nghi ngờ, hãy nhanh chóng đến bác sĩ để tiến hành kiểm tra và lấy mẫu dịch xét nghiệm. Từ đây, bác sĩ có thể kết luận và tìm hướng chữa trị nếu bạn gặp vi khuẩn, nấm dị ứng.

Nguyên nhân và cách chữa sưng mí mắt trên tại nhà

Lẹo

Lẹo mắt là một trong những nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng sưng mí mắt trên. Tác động chính là do các tuyến trong mi mắt đang gặp nhiễm trùng, đặc biệt là tuyến nước mắt. Hoặc cũng có thể do nhiễm trùng ở tuyến bã nhờn gần mi mắt, những người có làn da dầu…

Lẹo có biểu hiện nổi nốt đỏ trong vài ngày đầu, sau đó sưng đau, ngứa ngáy. Vài giờ hoặc vài ngày sau sẽ sưng phồng như mụn mủ, một số người có thể bị lẹo đầu trắng. Nguyên nhân là do không bảo vệ mắt sạch sẽ, không thường xuyên vệ sinh mắt, tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm quá nhiều…

Lẹo khiến mí mắt bị sưng to, đau nhức tùy mức độ
Lẹo khiến mí mắt bị sưng to, đau nhức tùy mức độ

Giải pháp: Gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra mức độ nặng nhẹ. Uống thuốc hoặc thoa thuốc có sự chỉ định của bác sĩ. Chườm ấm giảm đau và hạn chế sử dụng mỹ phẩm trong thời gian điều trị. Tuyệt đối không được nặn lẹo tránh làm tổn thương mắt.

Sưng mí mắt do dị ứng

Ngoài sưng đau, bạn còn có cảm giác ngứa mắt, mắt trở nên đỏ, chảy nước mắt có thể là những hiện tượng do dị ứng. Một số nguyên nhân gây dị ứng mắt như khói bụi ô nhiễm, phấn hoa, thành phần trong thực phẩm, đồ uống…

Dị ứng ở mắt thường không gặp nhiều nguy hiểm, nhưng sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, cản trở sinh hoạt hàng ngày. Cách chữa sưng mí mắt trên do dị ứng là bạn nên dùng thuốc kháng sinh có sự chỉ định của bác sĩ, thuốc kháng histamin. Nếu như chỉ là những dấu hiệu nhẹ, bạn có thể dùng thuốc nhỏ mắt.

Mệt mỏi, kiệt sức, khóc nhiều

Căng thẳng khiến đầu óc mệt mỏi, kiệt sức hoặc khóc quá nhiều có thể khiến mắt bị quá tải, dẫn đến sưng to. Giữ nước qua đêm do thức khuya quá nhiều, chất lượng giấc ngủ không ổn định cũng khiến mắt bị sưng húp.

Bạn có thể cải thiện vấn đề này bằng cách chườm lạnh với dưa leo, túi trà, đá lạnh. Ngủ đầy đủ giấc, khi ngủ nên nâng cao đầu, uống đầy đủ 2 lít nước để thuyên giảm tình trạng ứ nước, giảm sưng hiệu quả hơn.

Căng thẳng, lo âu kéo dài khiến ứ nước, gây sưng mí mắt trên
Căng thẳng, lo âu kéo dài khiến ứ nước, gây sưng mí mắt trên

Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc. Đây là một căn bệnh dễ lây nhiễm, do nhãn cầu bị các mô mỏng và trong suốt lót trong phần mí mắt phủ lên trên. Biểu hiện thường gặp nhất là mắt bị có dấu hiệu đỏ hoặc hồng, đau ngứa, sưng mí mắt khó chịu. Thông thường, bệnh sẽ kéo dài khoảng 7 – 10 ngày rồi tự động hết. Nguyên nhân có thể kể đến như bị lây nhiễm từ người khác, dị ứng nước hoa, nhiễm khuẩn…

Bạn có thể thực hiện một số mẹo như chườm ấm, bảo vệ mắt được sạch sẽ, không nên chạm tay vào mắt gây bội nhiễm. Thường xuyên rửa tay và tự cách ly mình với những đồ dùng chung với người khác. Nếu triệu chứng ngày càng nặng hơn hoặc kéo dài quá lâu không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên thăm khám bác sĩ để được kê thuốc kháng sinh phù hợp.

Bạn nên có thời gian nghỉ dưỡng hợp lý khi bị đau mắt đỏ
Bạn nên có thời gian nghỉ dưỡng hợp lý khi bị đau mắt đỏ

Sưng mí mắt trên không chỉ gây cản trở sinh hoạt hàng ngày, để lâu còn ảnh hưởng đến thị lực, sức khỏe của đôi mắt, tính thẩm mỹ của gương mặt. Vì thế, bạn nên bảo vệ và quan sát mắt thường xuyên hơn.

Hy vọng những cách chữa sưng mí mắt trên trong bài đã giúp bạn tìm được nguyên nhân cũng như cách điều trị hợp lý. Kiến Thức Môi Má chúc bạn áp dụng thành công nhé!

Xem thêm bài viết:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan